Mất giấy phép lái xe phải thi lại: Một đề xuất gây phản ứng dữ dội

Chuyên gia Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Hà Nội cho hay, Bộ GTVT cần chấn chỉnh việc học và sát hạch lái xe thay vì chỉ siết chặt k
Chia Sẻ :
Tại phiên giải trình trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 6.3, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đưa đề xuất, mất GPLX phải thi lại, thay vì được cấp lại. Đề xuất này ngay lập tức gây phản ứng dữ dội từ dư luận.



Chuyên gia Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Hà Nội cho hay, Bộ GTVT cần chấn chỉnh việc học và sát hạch lái xe thay vì chỉ siết chặt khâu cấp bằng.

“Một đề xuất không hợp lý, bất khả thi, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, tạo tiền lệ xấu ở các ngành nghề khác: Mất giấy tờ là phải thi lại”, ông nói.
Ông Lương Duy Thống, Vụ quản lý phương tiện và người lái – Tổng cục Đường bộ cho biết, thời gian qua, số người báo mất và xin cấp lại giấy phép lái xe gia tăng, đó là lý do Bộ trưởng đã yêu cầu các đơn vị chức năng nghiên cứu, chỉnh sửa quy định cho phù hợp.
Chia sẻ với PV Báo Lao Động, Luật sư Nguyễn Hằng – Công ty Luật TAT Law firm cho biết, Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 7.11.2012 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ, người bị mất GPLX được cấp lại quy định rất rõ về việc mất GPLX, số lần mất GPLX, điều kiện và thủ tục cấp GPLX. Người mất GPLX chỉ phải thi lại phần sát hạch lý thuyết khi giấy tờ quá hạn, không còn hồ sơ gốc, lái xe có vi phạm.
Mất GPLX phải thi lại đang gây tranh cãi
“Như vậy, đề xuất của Bộ trưởng Bộ GTVT: “Những ai mất GPLX phải thi lại” xuất phát từ việc nôn nóng hạn chế, ngăn ngừa đối với những trường hợp bằng giả, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đề xuất này còn mang nhiều yếu tố chủ quan, nóng vội và cần phải xem xét về mặt thực tiễn và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành”, nữ luật sư nói.
Cũng theo luật sư Hằng, GPLX là một loại chứng chỉ giống như quy định ở nhiều ngành nghề khác. Nếu như trường hợp khi bị mất giấy tờ và hồ sơ gốc vẫn còn được lưu giữ ở cơ quan có thẩm quyền, người dân không được cấp lại, mà phải thi lại như bằng tốt nghiệp đại học hay giấy đăng ký kết hôn, rõ ràng là bất hợp lý.

Ngoài ra, còn gây lãng phí nhiều đến thời gian, tiền bạc, hoạt động quản lý của nhà nước tạo tiền lệ xấu ở các ngành nghề khác: “Mất giấy tờ là phải thi lại”.
Hiện Bộ GTVT đang nghiên cứu, sửa đổi thông tư về quản lý GPLX, văn bản còn phải xin ý kiến các đơn vị liên quan.
Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 7.11.2012 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ, người bị mất GPLX được cấp lại trong các trường hợp sau:
“Người có GPLX bị mất lần thứ nhất; còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng; còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý GPLX thống nhất toàn quốc. Nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại GPLX”.
Người có GPLX bị mất lần thứ 2 trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp lại cho GPLX bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý GPLX thống nhất toàn quốc. Và, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại GPLX.
Trường hợp mất GPLX lần thứ 3, người có GPLX bị mất từ lần thứ 3 trở lên, trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày cấp lại cho GPLX bị mất lần thứ 2, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý GPLX thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GPLX.
Theo : https://laodong.vn/giao-thong/mat-giay-phep-lai-xe-phai-thi-lai-mot-de-xuat-gay-phan-ung-du-doi-661282.ldo
Chia Sẻ :

Đời Sống & Xã Hội