Thiếu nữ bị ép uống thuốc chiều khách trong cả những ngày “đèn đỏ”

Trong cuộc trao đổi ngắt quãng vì tiếng nấc, Lê Hoàng R (27 tuổi) cho biết, cô sinh ra và lớn lên ở phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ, ba mẹ bỏ
Chia Sẻ :

 Chủ động và quản lý ép R cùng khoảng 40 nhân viên nữ khác phải uống bia, thuốc k.ích th.ích để “tiếp khách”. Việc bị ép th.oát y để th.ỏa m.ãn khách xảy ra như cơm bữa.

Trong cuộc trao đổi ngắt quãng vì tiếng nấc, Lê Hoàng R (27 tuổi) cho biết, cô sinh ra và lớn lên ở phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ, ba mẹ bỏ nhau nên trước giờ cô ở cùng với mẹ.

Bà Phan Thị T một nách 3 con, vì quá nghèo nên chị em R không ai được học hành đến nơi đến chốn. Chị hai đi lấy chồng, em trai mất sớm do tai nạn, R sống với mẹ. Rồi cô cũng lấy chồng nhưng khi đứa con vừa tượng hình thì họ ly thân.

Tháng 3/18, R và chồng được TAND quận Ô Môn quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân không được pháp luật thừa nhận vì họ không đăng ký kết hôn.


Hành trình bị lừa sang Malaysia

Không học thức, vốn liếng, không có công việc ổn định, hàng ngày, mẹ con cô đi làm mướn, làm tiếp thị kiếm miếng ăn qua ngày. Một hôm, bà T đưa cháu ngoại đi đút cháo ở tiệm tạp hóa gần nhà thì được chủ tiệm là cô Hồng Anh cho biết, gần đây, có vợ chồng ông Út Thanh – là người có con gái đang làm ở Malaysia muốn tìm người sang phụ bưng bê, bán quán, lương tháng từ 15 đến 20 triệu đồng.

Hồng Anh gợi ý nếu bà T muốn cho con gái đi làm thì giới thiệu cho gặp Út Thanh.

Ngẫm nghĩ, vợ chồng Út Thanh là người ngụ cùng phường, lại là anh kết nghĩa của Hồng Anh nên chắc cũng không đến nỗi gạt mình, hơn nữa, nhìn căn nhà rách nát cất nhờ trên đất người ta, rồi cuộc sống thiếu trước hụt sau, mẹ con bà T tính tới tính lui rồi gật đầu đồng ý.

R nghẹn ngào khi nhớ lại những ngày tủi nhục nơi xứ người.

Lúc này, Nga (con gái ông Thanh) cùng chồng xuất hiện, cô ta hứa, chỉ trong vòng một tháng sau khi đi làm, R sẽ có tiền trả nợ chi phí thủ tục, xe cộ, hai tháng là cô có thể gởi tiền về giúp mẹ trang trải cho gia đình.

Sau đó, ông Thanh trực tiếp đưa R đi làm các thủ tục, giấy tờ xuất cảnh, đồng thời lo toàn bộ chi phí đi lại ăn ở cho R và 2 cô gái khác. Ngày 7/11, Nga về Cần Thơ đưa R và hai người nữa đi Malaysia. Khi máy bay đáp xuống Thái Lan, 3 cô được một người phụ nữ lái xe ra đón, Nga giới thiệu đó là chị chồng của bà ta.

Ba cô gái được đưa đến Malaysia bằng đường bộ, tại đây, người phụ nữ lạ mặt thông báo: Bà ta đã mua ba cô từ Nga, giá mỗi người là 3.300 Ringgit nên giờ các cô phải làm việc để trả nợ.

Không biết tiếng, không biết đường đi, không có tiền lại bị tịch thu hết giấy tờ tùy thân, từ đây 3 cô phải chấp nhận cuộc sống tủi nhục để được sống. Nghe con gái điện về báo tin, bà T chỉ biết bò trên sàn nhà mà khóc, sau đó bà đi tìm ông Út Thanh để tìm cách chuộc con về nhưng ông này ra giá phải có 40 triệu đồng thì việc mới xong.

Vay tiền thì lâm vào cảnh lãi mẹ đẻ lãi con, họ hàng cùng đồng cảnh nghèo nên mẹ con bà R chỉ biết than khóc, động viên nhau qua điện thoại. R nhủ thầm, ráng làm một thời gian, trả đủ tiền người ta mua mình rồi về với mẹ.

Giấc mơ có đủ tiền để mua một cái nền nhà, “an cư lạc nghiệp” chẳng những tan theo mây khói mà số phận của đứa con gái chẳng biết đi đâu về đâu?

Tủi nh.ục nơi xứ người

R kể: “Từ khi được bán vào động, R và các cô gái khác bị đưa ra đứng đường đón khách để bán d.âm. Các cô không được đụng đến tiền, bị đối xử tàn nhẫn, họ lên tiếng phản đối thì bị doạ giết, doạ đánh”.

Một tháng sau, Ng, một nạn nhân đi cùng chuyến với R được gia đình chuộc về với giá 60 triệu đồng. Còn R và P tiếp tục bị bán sang một tiệm massage trá hình.

Tại đây, hàng ngày, chủ động và quản lý ép R và khoảng 40 nhân viên nữ khác phải uống bia, uống thuốc lắc để “tiếp khách tới bến”, việc bị lột tr.ần tr.uồng để th.ỏa m.ãn khách xảy ra như cơm bữa.

Những ngày bị “đèn đỏ”, R vẫn không được tha, cô phải nhét bông gòn vào cửa mình để chiều khách. Có hôm, đến tận 0h đêm, cô còn gọi về cho mẹ khóc nức nở: Cả ngày  hôm đó cô không được ăn gì vì bà chủ động không trả tiền cho quán ăn.

Rồi một hôm, cô bị cảnh sát Malaysia bắt, đồ ăn lót lòng chỉ là chút cơm để trên lá chuối rồi dùng tay bốc. Ở đồn hai ngày, cô được chuộc ra, số nợ tiền bị bán lần 2, tiền chuộc thân lúc này đã lên đến 8.800 Ringgit, đường về nhà với R xa thăm thẳm.

Cô nghẹn ngào: “Nhiều khi thấy con nít người ta chạy chơi, em nhớ con trai mình đến thắt ruột, không biết tới khi nào mới được gặp lại con”.

Nghe R kể chuyện, những người dì, người mợ của R cũng không cầm được nước mắt. Bà T.T.D, mợ của R, ấm ức kể: “Tôi thường tới nhà giữ mấy đứa nhỏ nên biết hết chuyện. Đêm đêm, con R nó gọi về, mẹ con nó khóc như mưa. Ở đây, chị dâu tôi ngày ngày đi vác lúa mướn cho người ta, mỗi bao nặng 50-70 kg, tiền kiếm từng đồng nhưng có tháng tiền điện thoại lên đến 1,6 triệu.

Mỗi khi con R nó nhá máy là chị tôi phải gọi qua vì con R không có tiền mà cước điện thoại bên đó gọi về quá mắc. Không gọi thì không yên vì mỗi ngày không biết con cháu mình có bình an không, rồi sợ nó nghĩ quẩn mà làm liều”.

Những cuộc điện thoại hàng đêm của R và tiếng khóc của cô khiến bà T như phát điên, bà cầu cứu một người cháu họ đang làm việc ở Malaysia, tìm mọi cách đưa R về nước.

Cuối tháng 8/19, R xin đi chợ rồi nhanh chân chạy đến một ngôi chùa. Không một xu dính túi, không có bất kỳ loại giấy tờ nào chứng minh nhân thân, ngoài chiếc điện thoại để làm phương tiện liên lạc, cô trốn chui trốn nhủi trong khu nhà gần chùa như một kẻ vô gia cư.

Ngày qua ngày, R xin cơm ăn và nước uống, cô đói và dơ dáy thảm hại, đến chiếc quần lót cũng không có để thay.

Ngày 2/9, sau khi lo được một số giấy tờ giả, anh họ của R đến đón cô và đưa về tận quê nhà. Tại sân bay, R còn bị tạm giữ trong một thời gian ngắn vì dùng giấy tờ giả, sau khi được Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia xác nhận và đóng tiền phạt hành chính, R đi thẳng về Cần Thơ.

Ngay sau khi về nước cô đã làm đơn tố cáo hành vi của ông Thanh và Nga đến cơ quan chức năng. Cũng trong những ngày này, vợ chồng ông Út Thanh đến nhà thoả thuận việc bồi thường và năn nỉ mẹ con cô làm giấy bãi nại, nhưng R nói, số tiền 15 triệu đồng ông Thanh đưa ra không đủ để trả tiền vé và chi phí cho người anh họ.

Hơn nữa, về nỗi đau tinh thần của cô, không gì có thể bù đắp được. Cô mong mọi việc được đưa ra ánh sáng để không cô gái nào phải chịu cảnh tủi nhục như cô nữa.

Còn R cứ đau đáu một nỗi niềm: “Giờ em không dám đi khám bệnh, không dám đối diện với chính mình, những ngày sắp tới, em biết sống sao đây? Em còn được yêu nữa phải không chị?”.


Theo: https://eva.vn/tin-tuc/thieu-nu-mien-tay-bi-ban-sang-malaysia-lam-gai-mai-dam-c73a198213.html

Chia Sẻ :

Đời Sống & Xã Hội